BÀI VIẾT NỔI BẬT
ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH
Bạn vui lòng để lại thông tin bên dưới, bác sĩ tư vấn sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Đi tìm nguyên nhân nổi mề đay và cách điều trị thích hợp

Chứng bệnh mề đay được biết đến là bệnh ngoài da thường gặp vào mùa lạnh, gây tổn thương da, thậm chí biến chứng ảnh hưởng đến hệ hô hấp nhưng không phải ai cũng hiểu về chứng bệnh này. Dưới đây các chuyên gia Phòng Khám Da Liễu Hồng Cường sẽ giúp bệnh nhân đi tìm nguyên nhân nổi mề đay và cách điều trị thích hợp.

NGUYÊN NHÂN NỔI MỀ ĐAY ĐIỂN HÌNH VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh mề đay được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như nổi mề đay, nổi mày đay, phong lạnh, phong ngứa. Căn bệnh này được biết đến là phản ứng đột ngột của cơ thể với những tác nhân gây dị ứng từ môi trường. Khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng chất histamin, hình thành nên chứng nổi mề đay.

Nguyên nhân nổi mề đay hết sức đa dạng, các chuyên gia Phòng Khám Da Liễu Hồng Cường cho biết:

++ Dị ứng thức ăn: Đây là nguyên nhân rất phổ biến. Các loại hải sản nói chung, thịt động vật nhiều đạm, đậu phộng, sô cô la, mít, dứa,... đều có khả năng gây dị ứng cao khiến người bệnh bị nổi mề đay. Đây là dạng mề đay cấp tính, thường kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, triệu chứng sẽ giảm nhẹ.

++ Dị ứng thuốc: Các loại thuốc trị bệnh có thể tăng nguy cơ sản sinh chất histamin gây mề đay. Các nghiên cứu cho thấy thuốc trị bệnh thuộc nhóm beta-lactam, vitamin tổng hợp, thuốc chống sốt rét,... dễ gây mề đay hơn.

++ Nhiễm độc từ côn trùng: Mề đay có thể xuất hiện khi bệnh nhân bị dính chất độc từ ong, muỗi, kiến ba khoang, sâu bọ,... Mề đay từ côn trùng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn.

++ Tiếp xúc với các kháng nguyên hô hấp: Tiếp xúc với khói, bụi, phấn hoa, lông động vật, hương liệu,... có thể dẫn đến các phản ứng mề đay ở đường hô hấp, dễ dẫn đến biến chứng suy hô hấp.

++ Nhiễm vi khuẩn, virus: Các loại vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể gây bệnh ở hệ hô hấp, gan, thận,... đều có khả năng dẫn đến hiện tượng nổi mề đay.

++ Nhiễm ký sinh trùng: Nếu bệnh nhân bị nhiễm giun sán, chất độc từ giun sán tiết ra sẽ gây nên hiện tượng nổi mề đay, kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Một số nguyên nhân nổi mề đay

++ Nhiễm nấm: Chủng nấm candida sống cộng sinh bên trong cơ thể người, gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Khi bn bị nhiễm nấm ở đường tiêu hóa, chất độc da nấm tiết ra sẽ gây hiện tượng nổi mề đay.

++ Tiếp xúc với chất lạ: Những chất lạ như hóa chất nông nghiệp, nước dãi của chó mèo,... đều có khả năng gây ra tình trạng dị ứng nổi mề đây nghiêm trọng kèm theo các triệu chứng hô hấp.

++ Thời tiết thay đổi: Rất nhiều trường hợp cơn nổi mề đay khởi phát khi trời trở lạnh, bệnh nhân đột ngột thấy các mảng phát ban mề đay xuất hiện. Nếu giữ ấm cơ thể tốt, triệu chứng nổi mề đay sẽ biến mất. Chứng bệnh này còn được gọi là phong lạnh hoặc phong ngứa.

++ Các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch: Bệnh nhân bị lupus ban đỏ, viêm mạch, tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, bệnh về gan, ung thư,... đều xuất hiện các cơn nổi mề đay dị ứng.

++ Yếu tố vô căn: Nhiều trường hợp không xác định nguyên nhân tại sao bị nổi mề đay, có thể do di truyền, căng thẳng,...

Triệu chứng của bệnh mề đay khá dễ nhận biết, bệnh nhân thường gặp phải những vấn đề sau:

Bệnh nhân đột ngột phát ban gây cảm giác ngứa, bỏng rát, châm chích tại nhiều vùng da trên cơ thể, thường tập trung ở tay, chân, môi, lưỡi, họng,…

Các mảng phát ban thường có màu đỏ hoặc hồng, nổi gồ lên khỏi bề mặt da, gây phù nề nhẹ, sau một khoảng thời gian ngắn, mảng phát ban sẽ “lặn” không để lại tổn thương trên da.

Bệnh nổi mề đay nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến biến chứng gây phù nề ở họng hoặc phổi, khiến bệnh nhân bị suy hô hấp, tiêu chảy, nôn mửa, đau nhức cơ bắp,… có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH MỀ ĐAY KHOA HỌC

Bệnh mề đay được chẩn đoán bằng cách kiểm tra các triệu chứng lâm sàng ngoài da, khai thác các thông tin bệnh lý từ người bệnh, đôi khi kết hợp thêm một số phương pháp thử phản ứng da, xét nghiệm máu,… để xác định chứng mề đay và tìm hiểu nguyên nhân gây nổi mề đay.

Hiện nay, căn cứ vào nguyên nhân nổi mề đay, các chuyên gia tại Phòng Khám Da Liễu Hồng Cường (83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM) áp dụng những phương pháp sau trong điều trị bệnh:

Phương pháp dùng thuốc:

Các loại thuốc kháng histamin được kê đơn chủ yếu để đẩy lùi triệu chứng nổi mề đay, giảm viêm, ngứa da, ngăn chặn không để tình trạng phát ban mề đay lan rộng. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân bị phù mạch do nổi mề đay, các thuốc chứa corticosteroid được sử dụng nhằm mục đích kháng viêm hiệu quả hơn. Trong một vài trường hợp tiêm cortisone hoặc adrrenaline giúp giảm nhanh cơn nổi mề đay phù mạch nguy hiểm.

Phương pháp điều trị nổi mề đay

Các thuốc đặc trị bệnh lý về gan, tuyến giáp, đường hô hấp,… được kê đơn nhằm điều trị hiệu quả nguyên nhân gây bệnh, phòng tránh nguy cơ nổi mề đay sau này.

Liệu pháp miễn dịch UID:

Các chuyên gia sẽ ứng dụng công nghệ vi phân tập trung năng lượng có bước sóng phù hợp để nâng cao tính miễn dịch cho cơ thể, giảm nhan các triệu chứng của bệnh mề đay. Kết hợp với phương pháp xông hơi nano để đưa các phân tử thuốc dạng nano thẩm thấu vào da, đem lại hiệu quả điều trị cao và làm phục hồi da nhanh chóng.

ĐỊA CHỈ CHỮA BỆNH MỀ ĐAY UY TÍN TẠI TPHCM

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân nổi mề đay và cách điều trị thích hợp, hẳn vấn đề chữa trị bệnh mề đay ở đâu uy tín tại TPHCM là vấn đề mà bệnh nhân đang quan tâm.

Nếu chưa biết chọn lựa nơi nào, bệnh nhân hãy đến Phòng Khám Da Liễu Hồng Cường (83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM), đây là cơ sở y tế tư nhân chuyên da liễu được cấp phép hoạt động chính quy và được khá nhiều bệnh nhân tin tưởng đến khám chữa.

Trong suốt thời gian qua, từ khi thành lập đến nay, Phòng Khám Da Liễu Hồng Cường đã đạt được những ưu điểm vượt trội như sau:

Khi bị nổi mề đay bệnh nhân có thể chọn lựa Phòng Khám Da Liễu Hồng Cường

Hệ thống phòng ốc khang trang, sạch sẽ, được khử trùng thường xuyên, đảm bảo đem lại sự thoải mái cho người bệnh, phòng chống được các yếu tố lây nhiễm bệnh từ phòng khám.

Các trang thiết bị của phòng khám và thuốc men được kiểm soát chất lượng, hỗ trợ quá trình khám và điều trị các bệnh ngoài da đạt hiệu quả cao.

Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, công khai rõ ràng cho người bệnh trước khi tiến hành điều trị, không thu thêm phí ngoài giờ hành chính.

Thời gian làm việc từ 8h-20h hàng ngày khá thuận tiện cho bệnh nhân sắp xếp thời gian đến khám chữa.

Trên đây là những thông tin liên quan đến nguyên nhân nổi mề đay và cách điều trị thích hợp. Nếu bệnh nhân còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp hoặc muốn đăng ký khám chữa bệnh nổi mề đay, hãy liên hệ với phòng khám bằng cách nhấp chuột vào bảng chat bên dưới.

Bài viết liên quan
x